40 NĂM TUYÊN HIỆU M ỘT DÒNG VÕ VIỆT CỔ – VÕ NHẤT NAM

Ngày này 40 năm trước (23/10/1983 – 23/10/2023), làng võ Hà Nội xôn xao trước buổi trình làng của một môn phái võ lạ, với cái tên nghe cũng thực lạ: Nhất Nam.

Tại nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức (Hà Nội), những võ sĩ mình trần đóng khố, thi triển những công phu, kỹ thuật chiến đấu đặc dị trong tiếng thét đầy nội lực và uy hiếp, đem đến những tràng vỗ tay vang dậy từ khán giả.

Võ Nhất Nam đã trình làng như thế!.

Nhiều người nhầm tưởng đó là ngày đánh dấu sự ra đời của một Võ phái mới.

Kỳ thực đó chỉ là ngày trở lại công khai của dòng võ tối cổ trên đất Việt đã có từ hàng nghìn năm trước – võ Hét miền Thanh Nghệ Tĩnh.

Ra đời từ cuộc sống lao động, chiến đấu với muông thú và giặc giã để giữ đất, giữ làng, các kỹ thuật tự vệ, chiến đấu của cư dân châu Ái, châu Hoan cổ (Thanh Hoá – Nghệ An ngày nay) qua bao đời đã không ngừng được tích luỹ, vun bồi và phát triển…dần hình thành nên một dòng võ công thuần Việt, không lai căng, pha tạp với võ công nước ngoài.

Dòng võ này có tính quy mô và tổ chức rất cao, với hệ thống bài tập hoàn đủ từ quyền cước, binh khí đến công phu luyện nội, ngoại công. Cùng với đó là mảng kiến thức đồ sộ, chuyên sâu về y lý, các kỹ thuật khám chữa, điều trị, phòng ngừa bệnh tật bằng phương pháp châm cứu, khí công…của dòng võ này.

Võ sư - Chưởng môn sáng lập Môn phái Nhất Nam
Võ sư – Chưởng môn sáng lập Môn phái Nhất Nam

 

Bởi đặc điểm quá trình hô hấp vận khí bằng phương pháp thở bụng, khi ra đòn, xuất thế thường đi kèm tiếng hét man dại, ma quái, nên dòng võ này được dân gian gọi là võ Hét (theo tiếng Nghệ), hoặc Héc (theo tiếng Thanh)…

Thử thách qua hàng trăm cuộc chiến vệ quốc trước phong kiến phương Bắc, tiên tổ ta đã trả bằng máu trong các trận thua, để rồi rút tỉa ra cách đánh với kẻ thù hùng mạnh, hơn hẳn về thể chất và vũ khí.

Trận đánh Ải Chi Lăng, tướng quân Ngô Phan (một cao thủ dòng võ Hét xứ Nghệ, bộ tướng của Lê Sát) đã dùng chiến thuật tiềm nhập vào trại địch, chém bay đầu Liễu Thăng.

Thời nhà Hồ, bởi tính khắc sát rất cao, mà dòng võ này được huấn luyện cho Cấm vệ quân bảo vệ vua chúa.

Mùa Xuân Kỷ Dậu 1789, trong đoàn quân áo vải giải phóng Thăng Long của Hoàng đế Quang Trung, có hàng nghìn cao thủ, võ sư, võ sĩ của môn phái là người Hoan –  Ái.

Trước đó, Tướng quân Ngô Văn Sở đã tuyển mộ hàng vạn tráng binh xứ Thanh Nghệ, đợi vua Quang Trung hành quân từ Phú Xuân ra đến nơi hội quân để cùng Bắc tiến.

Và rồi trong những trận đánh cuối cùng, các võ sĩ dòng võ Hét miền Thanh Nghệ đã tiên phong giết giặc, tận trung báo quốc, anh dũng hy sinh dưới chân thành Ngọc Hồi, Khương Thượng, Đống Đa…

Đó là lý do môn phái Nhất Nam ngày nay lấy ngày mùng 5 tháng giêng hàng năm (ngày giỗ trận) thành ngày giỗ tổ môn phái.

Môn sinh Nhất Nam tặng hoa Chưởng môn Nhất Nam nhân ngày tuyên hiệu Môn phái 23/10

Sau khi vua Gia Long lên ngôi, cuộc trả thù những người đã giúp nhà Tây Sơn diễn ra tàn khốc.

Ở Thanh Nghệ, nhiều lò võ Hét bị đóng cửa, các võ sư bị truy sát, phải đi trốn hay mai danh ẩn tích.

Một võ công đồ sộ qua nhiều thế kỷ đã ẩn mình vào trong dân gian, tồn tại dưới dạng những gia phái, chi phái theo kiểu ông truyền cho cha, cha truyền cho con, không mở rộng ra ngoài dòng tộc.

Sinh ra ở xứ Nghệ, tự nhỏ võ sư Ngô Xuân Bính cùng anh em ruột (võ sư Ngô Xuân Nhuần, Ngô Xuân Vỹ…) được thân phụ (cụ Ngô Xuân Kiên) truyền dạy võ Hét của gia phái mình.

Với thiên tư đặc biệt cùng lòng ham học hỏi, thầy Bính đã đến các gia phái, chi phái khác thuộc dòng võ Hét khắp miền Thanh Nghệ để học thêm, rồi ông hệ thống hóa các kiến thức võ học thành lý luận của dòng võ này.

Năm 21 tuổi, ông được các võ sư võ Hét trao kiếm lệnh Chưởng môn nhân (tài không đợi tuổi) với sứ mệnh thống nhất các gia phái, chi phái dòng võ Hét thành một môn thống nhất.

Khi ra Hà Nội học trường Đại học Mỹ thuật, ông đã âm thầm truyền bá di sản này, bắt đầu từ việc dạy võ cho các bạn học.

Ngày 23/10/1983 là buổi đầu tiên ông cho các học trò trình làng các công phu của môn phái, báo hiệu sự trở lại của di sản phi vật thể quý giá này của dân tộc với tên gọi mới: Nhất Nam (mang nghĩa quy tụ bầu đoàn võ miền Thanh Nghệ vào một điểm, thành một môn võ trong làng võ Việt Nam)

 

Môn sinh Nhất Nam tặng hoa Chưởng môn Nhất Nam nhân ngày tuyên hiệu Môn phái 23/10

Từ đó, môn phái phát triển nhanh chóng. Riêng tại Hà Nội vào thập niên 80,90 của thế kỷ trước, có hàng vạn môn sinh theo học. Võ Nhất Nam lan tỏa từ Hà Nội đi nhiều các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Lúc này, ông là giảng viên môn lý luận hội họa tại trường Cao đẳng Nhạc Hoạ TƯ.

Năm 1983, ông xuất bản tập 1 sách “Nhất Nam căn bản”, được xếp loại “sách thể thao hay nhất và đẹp nhất các nước XHCN” tại triển lãm sách Vacxava ( Ba Lan).

Năm 1990, trong khuôn khổ trao đổi về văn hoá, ông được Nhà nước ta cử sang Liên Xô và các nước Ban tích truyền bá môn võ này, để lan tỏa văn hóa Việt, tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa các quốc gia.

Sau hơn 30 năm hoạt động tại nước ngoài, ông đã làm nên những kỳ tích.

Môn võ Nhất Nam đã phát triển ở Nga và nhiều quốc gia Ban tích, Anh, Pháp…

Ông là Bác sĩ của Phủ tổng thống Nga, dạy võ cho lực lượng đặc biệt bảo vệ nguyên thủ.

Chưởng môn Ngô Xuân Bính thị phạm

Ông sở hữu kỹ thuật châm cứu đặc dị của dòng võ Hét, chữa các bệnh nhân nan y, từng chữa bệnh cho Tổng bí thư Lào Cay xỏn phômvi hẳn; tổng thống Nga Borris Enxin…).

Ông được phong hàm Giáo sư y học dân gian, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên Châu Âu, Viện sĩ viện Hàn lâm Nghệ thuật Liên bang Nga, người thứ 55 trên thế giới được Liên Hiệp Quốc tặng Huân chương Nikolai Petegov “vì những cống hiến đặc biệt cho nền y học nhân loại” – (từ trong nguyên văn).

Ngoài khoa học, y tế, võ thuật, ông còn là một họa sĩ ở đẳng cấp thế giới với nhiều triển lãm tranh sơn dầu, điêu khắc, là một nhà thơ với hàng nghìn bài.

Ở trong nước, mấy năm nay liên tục có các triển lãm hội họa của ông với hàng trăm bức tranh, tượng điêu khắc đặc sắc.

Chưởng môn Ngô Xuân Bính thị phạm với học trò

Ông cũng là chủ nhân của đêm nhạc “ân khúc giao hòa” năm 2015 tại Nhà hát lớn….

Nói về ông, học trò chỉ mô tả bằng một câu giản dị: “người Trời”!

Với tôi, ông có ảnh hưởng đặc biệt: định hướng giá trị, mục đích sống, thúc đẩy tôi chiến thắng chính mình để “trượt lên” trên giới hạn, cố gắng hoàn thành những việc đã bắt đầu.

–Nguồn: Đào Trung Hiếu—-

#trungtamvovietnhatnam #vonhatnam #monphainhatnam #vovietnam #vohet #nhatnamcanban

Leave Comments

0983.831.788
0983.831.788